Đàn piano là một trong những môn nhạc cụ gắn liền với lịch sử văn hóa. Đàn piano từ xưa đã được coi là biểu tượng văn hóa, là ông hoàng trong làng nhạc cụ. Khi mới bắt đầu chơi piano, người chơi thường mất nhiều thời gian để học tập các hợp âm cơ bản của piano, thế bấm hợp âm và mẹo chuyển hợp âm một cách nhanh nhạy không bị hẻ ngón.
Chính vì thế, hãy cùng Tuấn Nguyễn Musi tìm hiểu về 14 hợp âm cơ bản của piano. Điều này sẽ giúp bạn học đàn hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều.
Bảng hợp âm cơ bản của đàn piano
HỢP ÂM LÀ GÌ?
Hợp âm là 1 tập hợp ít nhất nốt nhạc và các nốt nhạc bao gồm 7 cao độ đồ, rê, mi, fa, sol, la, si. Chúng ta có thể triển khai cá hợp âm với nhiều sắc thái khác nhau. Thứ tự các hợp âm bao gồm: Đô (C), Rê (D), Mi (Em), Fa (Fm), Sol (G), La (Am), Si (Bm). Hợp âm được chia thành 2 sắc thái chính là trưởng và thứ. Trong đó:
- Hợp âm trưởng mang tính chất tươi sáng, thường sử dụng cho 1 số bài có tiết tấu vui nhộn.
- Trái với hợp âm trưởng, hợp âm thứ mang tính chất trầm buồn da diết, thường sử dụng cho các bài nhạc trữ tình, bolero,…
14 HỢP ÂM PIANO CƠ BẢN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
- Các hợp âm trưởng: Kí hiệu hợp âm trưởng là một chữ cái in hoa
- C (Đô trưởng): đồ - mi – sol
- D (Rê trưởng): rê – fa# - la
- E (Mi trưởng): mi – sol# - si
- F (Fa trưởng): fa – la – đô
- G (Sol trưởng): sol – si – rê
- A (La trưởng): la – đô# - mi
- B (Si trưởng): si – rê# - fa#
Vị trí các hợp âm trưởng trên đàn piano
- Các hợp âm thứ: kí hiệu bằng 1 chữ in hoa kèm theo chữ cái “m”
- Cm (Đô thứ): đô – mi (b) – sol
- Dm (Rê thứ): rê – fa – la
- Em (Mi thứ): mi – sol – si
- Fm (Fa thứ): fa – la (b) – đô
- Gm (Sol thứ): sol – si (b) – rê
- Am (La thứ): la – đô – mi
- Bm (Si thứ): si – rê – fa#
Vị trí các hợp âm thứ trên đàn piano
Xem thêm: Vị trí các phím đàn piano và cách nhớ nốt nhạc trên phím đàn
Từ 7 hợp âm chính như trên ta có thể suy ra những hợp âm thăng giáng, dựa trên cách bấm của những hợp âm cơ bản trên. Ví dụ: hợp âm C (Đô trưởng), ta muốn suy ra hợp âm C# (Đô thăng trưởng), ta tăng 3 nốt trong hợp âm C (đô trưởng) lên nửa cung. C : Đồ - Mi – Sol
C# : Đồ# - Fa – Sol# (từ mi lên fa là nửa cung)
Từ đó ta có thể suy ra C (b) (Đô giáng trưởng) : Si – mi (b) – Sol (b) (từ đô xuống si là ½ cung)
Cao độ giữa các nốt cho các bạn nào chưa biết
C - 1 - D - 1 - E - ½ - F - 1 - G - 1 - A - 1 - B - ½ - C
Như vậy ngoại trừ từ E – F và B – C là ½ cung ra , thì còn lại là 1 cung.
Vậy là chúng ta có tổng cộng 14 hợp âm cơ bản trong đó có 7 hợp âm trưởng và 7 hợp âm thứ. Tuy nhiên, ngoài trưởng và thứ, hợp âm còn mang rất nhiều sắc thái khác nhau như 7, dim, sus,…
Qua bài viết này, Tuấn Nguyễn Music đã chia sẻ về 14 hợp âm của piano. Từ đó giúp mọi người hiểu rõ hơn về piano để việc học tập và luyện tập trở nên dễ dàng hơn. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn chinh phục đàn piano trong thời gian sớm nhất.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 090 3773 146
Showroom:
- 69 Trần Thị Nghỉ, P7, Gò Vấp, TPHCM
- 3146 Phạm Thế Hiển, P7, Q8, TPHCM